Hình sự, Tư vấn pháp luật

Theo pháp luật Việt Nam người chưa thành niên phạm tội có các quyền gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội là bảo đảm cho những quy định của pháp luật về người được thực hiện trên thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội khi có sự xâm hại, sự vi phạm quyền của các em từ các cơ quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Pháp luật tuy là yếu tố quan trọng không thể thiếu, nhưng không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho các em được hưởng thụ các quyền, cũng như bảo đảm cho các em không bị tước mất quyền của mình trong hoàn cảnh đối mặt với pháp luật và là đối tượng xem xét của pháp luật. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và văn hóa hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phương diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật

(1).Hiện nay, trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, người tiến hành tố tụng,…đối với người chưa thành niên phạm tội. Toàn bộ những quy định đó thể hiện những tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước ta mang tính nhân đạo và hướng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của người chưa thành niên không bị tước bỏ một cách trái luật

(2).Những quy định này không chỉ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, quan trọng cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng tránh được sự lạm dụng, vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về sự nghiêm minh của pháp luật giúp cho người chưa thành niên tự chấn chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật

(3).Do đặc điểm của người chưa thành niên mà pháp luật nước ta cũng đã quy định nguyên tắc khi xử lý người chưa thành niên phạm tội nhằm bảo đảm “tính đặc biệt” của nhóm đối tượng này như sau: Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ  họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm

(4).Các quy định trong pháp luật nước ta đề cao việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích chủ yếu. Mọi biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong pháp luật nước ta đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm của người chưa thành niên. Việc buộc người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là nhằm mục đích để các em nhận thức sâu sắc rằng hành vi phạm tội của các em đã vi phạm các chuẩn mực và quy tắc của nhà nước và của xã hội. Tuy nhiên, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự được xem xét không chỉ đơn thuần dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra, mà còn tính đến hoàn cảnh riêng của các em, bởi vì mục đích của hình phạt và việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên không phải chỉ là để trừng phạt người vi phạm, mà còn nhằm hỗ trợ người vi phạm phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Việc xét xử người chưa thành niên chỉ đặt ra trong những trường hợp thật cần thiết, nếu có phải áp dụng hình phạt đối với các em thì cũng lấy mục đích giáo dục, cải tạo là chủ yếu, không để hình ảnh của pháp luật tồn tại trong tâm trí các em quá sợ hãi hoặc quá khắt khe, dễ gây ra sự bất mãn, lòng thù hận

(5).Quyền của người chưa thành niên chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở quy định của pháp luật. Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định áp dụng hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Sự phán quyết của Tòa án bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật. Điều này khẳng định, ở Việt Nam, ngoài Tòa án, không một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước nào khác có quyền tước bỏ một hay một số quyền của người chưa thành niên. Khi quyền của người chưa thành niên phạm tội bị xâm phạm thì pháp luật đã quy định các trình tự, thủ tục khác nhau nhằm khôi phục lại các quyền đó. Vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc quyền con người nói chung, quyền của người chưa thành niên nói riêng bị vi phạm

(6).Tất cả người chưa thành niên phạm tội đều có quyền được bảo vệ và đối xử bình đẳng, không bị phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào cho dù các em hoặc cha mẹ các em thuộc tôn giáo, quốc tịch, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, khuyết tật, dòng dõi, hay có chính kiến hoặc quan điểm khác nhau, hoặc các tiêu chí khác. Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự ghi nhận rõ các nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc không phân biệt đối xử khi giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, cũng quy định các chế tài áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của lứa tuổi và bảo vệ khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Người chưa thành niên thuộc nhóm đối tượng đặc biệt có các quyền cụ thể phải được tôn trọng ở mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng. Do các em chưa trưởng thành, và dễ bị tổn thương nên pháp luật nước ta đã quy định hệ thống các quyền riêng phù hợp với lứa tuổi chưa trưởng thành của người chưa thành niên; đồng thời đặt ra các yêu cầu đối với người tham gia giải quyết vụ án có người chưa thành niên phạm tội đều phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Người chưa thành niên có quyền được bảo vệ ở mọi giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo cho các em được đối xử công bằng và các quyền của các em được tôn trọng đầy đủ .

Author Since: Mar 15, 2019

Bài viết liên quan