Một thực tế là phần lớn người dân có nhu cầu nuôi chó, mèo thì họ tìm mua hoặc xin của người khác mà không thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Thưa luật sư, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
- by Luật Bạch Đằng Giang
- 2 năm ago
- 0 comments
Việc nuôi chó vốn là một tập quán tốt đẹp của người Việt, nó hàm chứa hai yếu tố tích cực là làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của người nuôi và trông giữ tài sản cho họ. Pháp luật không có quy định nào về việc cấm nuôi chó, mèo. Tuy nhiên, người nuôi chó phải trông giữ, nuôi nhốt cẩn thẩn để tránh trường hợp chó tấn công người (đặc biệt đối với trường hợp chó đã mắc bệnh dại), ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Pháp luật đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nuôi chó. Cụ thể như sau:
1. Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã
Người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình theo quy định của pháp luật.
2. Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại
Theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, chó, mèo là những vật nuôi thuộc đối tượng bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin Dại. Chủ nuôi phải tự chi trả việc tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo.
Nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (căn cứ khoản a, Điều 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
3. Phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường
Cũng theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.
4. Chó cắn người, chủ phải bồi thường
Theo Điều 603 Bộ Luật dân sự năm 2015, nếu vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường, trừ trường hợp vật nuôi bị người khác chiếm hữu trái pháp luật hoặc do người thứ 3 có lỗi…