Hỏi đáp, Tư vấn pháp luật

Còn có vướng mắc, bất cập gì trong thực hiện quy định của pháp luật về tạm hoãn chấp hành án phạt tù hay không?

Theo quan điểm của tôi, thì vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện quy định của pháp luật về tạm hoãn chấp hành án phạt tù như sau:

– Thứ nhất: Đối với những trường hợp được hoãn CHHPT do bị “bệnh nặng” căn cứ vào “kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” và xác định “có thai” của “bệnh viện từ cấp huyện trở lên” nhưng chưa có văn bản quy định rõ kết luận của bệnh viện được hiểu như thế nào: Đó là nội dung kết luận của bác sỹ điều trị ghi trong bệnh án, kết quả siêu âm hay là một văn bản kết luận riêng của người có thẩm quyền trong bệnh viện? Thực tế, bệnh viện không ra văn bản kết luận riêng mà chỉ cung cấp bệnh án của bệnh nhân có thể hiện kết quả điều trị hoặc phiếu siêu âm thai nhi.

– Thứ hai: Đối với các trường hợp được hoãn do bị bệnh nặng, nhưng chưa có quy định về việc kiểm tra sức khỏe của người được hoãn trong thời gian hoãn để xác định tình trạng sức khỏe họ đã hồi phục như thế nào?  Không có quy định cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm hoặc thẩm quyền yêu cầu người được hoãn đi kiểm tra sức khỏe và xác định họ đã hồi phục sức khoẻ để tiếp tục đưa đi chấp hành án. Vì thế không có căn cứ xác định lý do hoãn CHHPT đã hết, dẫn đến tình trạng hoãn kéo dài. Thực tế hiện nay người được hoãn thường chủ động tự nguyện đi chấp hành án mà không cần có kết luận của cơ quan y tế về sức khỏe hoặc yêu cầu của các cơ quan về thi hành án phạt tù.

– Thứ ba: Trường hợp bị án là người lao động chính duy nhất trong gia đình, đã  được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn đã quá một năm nhưng  bị án có con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình không có người thân thích (Bố mẹ, chồng, con, anh chị em ruột) để giao nuôi dưỡng, chăm sóc nên phải tiếp tục hoãn kéo dài nhiều lần. Hiện tại chưa có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục, hồ sơ để giao con bị tâm thần (đã thành niên) của bị án cho gia đình, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc để bị án yên tâm đi chấp hành án.

– Thứ tư: hiện nay xung quanh quy định: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi” (tại điểm b Khoản 1 Điều 67 BLHS năm 2015) tuy nhiên hiện nay đang có sự không thống nhất giữa các địa phương và cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác theo dõi thi hành án phạt tù:

– Thứ năm: quy định “do nhu cầu công vụ” thì người bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng được HCHHPT; tuy nhiên, việc hiểu, áp dụng trường hợp “do nhu cầu công vụ” rất khác nhau ở các địa phương, có nơi lạm dụng điều này để người phạm tội né trách hình phạt tù.

Author Since: Mar 15, 2019

Bài viết liên quan